Gỗ MDF hay còn gọi là gỗ công nghiệp – Ưu và nhược điểm khi dùng gỗ trong ngành nội thất

Trong sản xuất và chế tác đồ nội thất, gỗ tự nhiên luôn là chất liệu được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, trước những thay đổi của khí hậu và sự bùng nổ dân số, diện tích rừng ngày càng thu hẹp trong khi nhu cầu sử dụng tăng lên. Để tận dụng tối đa nguồn cung từ gỗ khai thác trong tự nhiên, chất liệu gỗ MDF đã được phát triển.

 

1. Gỗ MDF là gì, có ưu điểm, nhược điểm gì?

Gỗ MDF là một trong những loại gỗ công nghiệp phổ biến khác hẳn với loại gỗ trong tự nhiên hoặc do con người tạo nên. Gỗ công nghiệp MDF (Medium Density Fiberboard), có nghĩa là ván sợi có mật độ trung bình.

Để sản xuất được các sản phẩm gỗ công nghiệp này. Nguyên liệu sẽ là những loại gỗ vụn, thừa,… được tận dụng xây thành dạng bột mịn hoặc sợi gỗ. Kết hợp với một số keo dán chuyên dụng và các chất phụ gia khác. Để từ đó tạo nên các tấm gỗ MDF có độ cứng chắc cũng như chống ẩm hay chống mối mọt.

Tủ Giày Cao Cấp Nhập Khẩu GR-005A

a) Ưu điểm của gỗ ép MDF

Gỗ công nghiệp nói chung và MDF nói riêng sẽ có khả năng chống co ngót cong vênh do thời tiết, độ ẩm hay va đập mạnh. Vì thế giúp đồ nội thất ổn định về hình dạng, không bị biến đổi.
Trong thành phần sẽ có thêm các chất phụ gia chống mối mọt. Vì thế so với gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp MDF sẽ có khả năng chống mối mọt tốt hơn hẳn.
Nhờ vào quy trình sản xuất dưới áp lực lớn và nhiệt độ cao. Vì thế gỗ công nghiệp có khả năng chống va đập tốt, chịu lực tốt.
Dễ dàng sản xuất và thi công lắp đặt. Nhờ vào sản lượng rất dồi dào, nên các món đồ nội thất từ gỗ MDF cũng được sản xuất nhanh chóng.
Ngoài cốt gỗ MDF, bề mặt đa dạng từ Veneer, Acrylic, Laminate, Melamine,… Với đa dạng màu sắc và thiết kế, nhờ vậy mà gỗ công nghiệp cũng được yêu thích và ứng ứng dụng rộng rãi.
Chính vì với nguyên liệu tận dụng, quy trình sản xuất nhanh chóng nên giá thành của gỗ công nghiệp cũng rẻ hơn so với gỗ tự nhiên. Nhưng chất lượng vẫn không hề kém cạnh.

Bàn giám đốc hiện đại nhập khẩu GR202
Bàn giám đốc hiện đại nhập khẩu GR202

b) Nhược điểm của gỗ MDF

Tuy gỗ MDF, hay MDF lõi xanh có khả năng chống ẩm mốc vô cùng hiệu quả. Thế nhưng chúng sẽ không có khả năng chống nước. Việc để nước xâm nhập vào gỗ sẽ dẫn đến tình trạng nở lõi. Và ảnh hưởng đến tuổi thọ của đồ nội thất.
Không thể trạm trổ được các họa tiết hay chi tiết quá phức tạp như gỗ tự nhiên.
Các loại lõi gỗ công nghiệp MDF nói chung và gỗ công nghiệp nhìn chung tuy có độ cứng chắc nhưng sẽ không có độ dẻo. Vì thế sẽ không thể uốn cong như gỗ tự nhiên
Vì được sản xuất hàng loạt với các độ dày định sẵn như 6mm, 9mm,18mm,.. Thế nên nếu muốn độ dày lớn hơn cần xếp nhiều tấm lại với nhau. Vì thế quá trình thực hiện sẽ tốn nhiều thời gian hơn.

2. Chọn nội thất làm từ gỗ MDF

Gỗ MDF có thể sử dụng để chế tác hầu hết đồ nội thất thông dụng như tủ giày dép, tủ hồ sơ, bàn làm việc, vách ngăn văn phòng, giường ngủ, tủ quần áo, bàn trang điểm, tủ bếp, kệ bếp, bàn ăn, bàn phòng ngủ…

Gỗ MDF tận dụng phụ phẩm trong việc khai thác gỗ tự nhiên. Do đó, sử dụng đồ dùng làm từ gỗ MDF góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

Đặc biệt, gỗ MDF an toàn và thân thiện với sức khỏe người dùng. Bên cạnh đó, sử dụng gỗ MDF, người dùng có thể tiết kiệm chi phí mua sắm, thay mới, đồng thời bắt kịp xu hướng nội thất thay đổi theo từng năm với mẫu mã đa dạng.

Nội thất Greenfurni chuyên cung cấp những sản phẩm nội thất gia đình và văn phòng nhập khẩu với đa dạng chất liệu như: làm từ gỗ công nghiệp chất lượng cao, với các loại gỗ MDF cao cấp, lõi xanh chống ẩm, phủ melamine,… đa dạng mẫu mã, giá cả cạnh tranh, ưu đãi tốt.

Giường ngủ hiện đại nhập khẩu GR C60
Giường ngủ hiện đại nhập khẩu GR C60

3. Đặc điểm của gỗ MDF

Gỗ MDF hay ván gỗ MDF được sản xuất từ phương pháp tách các liên kết của sợi gỗ mềm có trong những phụ phẩm của gỗ tự nhiên (cành, vỏ cây, vụn gỗ,…) bằng keo hoặc hóa chất tổng hợp, sau đó ép thành tấm MDF. Ngoài ra, tùy theo nhu cầu sử dụng, để tăng tính chịu lực và độ bền, nhà sản xuất có thể thêm một số thành phần gỗ cứng.

Một ván gỗ MDF tiêu chuẩn gồm 82% sợi gỗ, 10% keo và hóa chất tổng hợp, 7% nước, 1% các loại paraffin cứng cùng 0,05% silicon tổng hợp, bên cạnh các loại keo như melamine urea-formaldehyde, phenol hay polymeric methylene diisocyanate (PMDI).

Ván gỗ MDF có bề mặt phẳng, nhẵn, cấu trúc tinh thể đồng nhất với 3 màu chính là rơm nhạt (gỗ thường), xanh lá (gỗ chống ẩm) và đỏ (gỗ chống cháy). Tỷ trọng trung bình của ván gỗ MDF là 700-800 kg/m3, trong khi tỷ trọng lõi là 600-700 kg/m3 và tỷ trọng bề mặt là 1000-1.100 kg/m3.

Ngoài ra, do được ép thành từng tấm với nhiều lớp sợi gỗ đặc biệt nên ván gỗ MDF không bị cong vênh, co ngót như gỗ tự nhiên.

Contact Me on Zalo
0909972216